fbpx

Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống thoáng đãng

Đặc trưng thường thấy nhất của nhà ống là diện tích khiêm tốn, chiều ngang hẹp và chiều sâu dài giống như một chiếc hộp. Do đó, bài toán về nội thất chính là điều cần tập trung để gia chủ có được không gian sống tiện nghi, khoa học. Một trong những phần được quan tâm hàng đầu phải kể đến thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống. Làm thế nào để phòng bếp nhà ống vẫn đảm bảo sự hài hoà, tiện nghi, đẹp mắt và tiết kiệm chi phí? Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây với những bí quyết giúp phòng bếp nhà ống rộng rãi và thoáng đãng hơn.



Những đặc điểm chung của căn phòng bếp nhà ống


Ngày nay, nhà ống (hay còn gọi là nhà lô phố) là kiểu nhà thường xuất hiện ở nhiều vùng miền khác nhau, được không ít gia đình lựa chọn để xây dựng. Đi liền với sự đặc trưng về hình khối kiến trúc của nhà ống, thiết kế bếp của nhà ống mang những đặc điểm chung như: diện tích tương đối nhỏ, bề ngang hẹp; chiều sâu được mở rộng về phía sau; mặt thoáng chủ yếu và mặt tiền và mặt hậu; ánh sáng tự nhiên của bếp bị hạn chế.


Xét những điểm này, cần khéo léo thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống để có thể khắc phục được những hạn chế của nó; đồng thời tận dụng không gian một cách khoa học, tiết kiệm diện tích để tránh không gian bị giới hạn mà vẫn rộng và thoáng. 


Một số bí quyết thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống phù hợp


Thiết kế phòng bếp thông với một số loại phòng khác


1, Thiết kế phòng bếp nhà ống thông với phòng khách

Đây được xem là một trong những ý tưởng sáng tạo và giải pháp tối ưu hiện nay trong thiết kế phòng bếp nhà ống, bởi nó vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, vừa có đủ sự rộng rãi và tiện nghi cho căn nhà.


Phòng bếp thông với phòng khách trong nhà ống là thiết kế được nhiều người áp dụng


Việc thiết kế phòng bếp thông với phòng khách vẫn cần đảm bảo yêu cầu giữa các phòng luôn được giữ gìn vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng. Bạn có thể phân chia, ngăn cách không gian của phòng bếp với phòng khách bằng vách ngăn tủ, rèm, v.v… để đảm bảo sự riêng tư của từng khu vực. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thiết kế phòng bếp thành một quầy bar mini để tăng tính thẩm mỹ và sự thú vị cho căn phòng.


2, Thiết kế phòng bếp liền với phòng ăn

Thiết kế phòng bếp thông liền với phòng ăn đã và đang được sử dụng khá phổ biến bởi nhiều ưu điểm, có thể kể đến như: thuận tiện trong việc di chuyển nấu nướng, tiết kiệm không gian, rút ngắn khoảng cách và thời gian từ nhà bếp đến phòng ăn. Từ đó, nó có thể đem tới không gian sống tập trung hơn cho gia đình, cũng như tận dụng tối đa chi phí sắm sửa nội thất cho toàn bộ căn nhà.


Phòng bếp nhà ống gắn liền với phòng ăn sẽ giúp tận dụng tối đa không gian căn nhà


Tuy vậy, cũng tồn tại những bất tiện riêng trong việc kết hợp này. Bởi việc nấu nướng tạo ra khói và ám mùi dầu mỡ quá nhiều, khiến không khí ngột ngạt gây sự thiếu thoải mái, giảm khẩu vị, mất cảm hứng ăn uống cho người dùng bữa. Thế nên nếu lựa chọn kiểu thiết kế này, cần khắc phục những điểm trên bằng cách sử dụng hệ thống làm mát và khử mùi hợp lý.


Sử dụng nội thất thông minh cho phòng bếp nhà ống


Đối với không gian có diện tích còn hạn chế như nhà ống, sẽ không phải là điều phù hợp nếu bạn để nhiều đồ dùng và thiết bị bừa bãi trên bàn bếp hoặc khu vực nấu nướng. Xuất phát từ đó, những đồ dùng và thiết bị thông minh chính là lời giải đúng đắn cho vấn đề này. Bạn có thể lựa chọn các thiết kế kệ bếp và tủ bếp âm tường, tủ bếp chìm, đa năng nhiều tầng, v.v… để đựng được nhiều vật dụng bếp núc. Bạn cũng có thể cân nhắc tới các loại bàn gập đa năng để tiết kiệm không gian bếp.


Hiện nay, có rất nhiều các mẫu nội thất thông minh được thiết kế dành riêng cho phòng bếp nhà ống, giúp đảm bảo tối đa tính thẩm mỹ cũng như công năng sử dụng của toàn bộ không gian.


Các loại thiết bị nhà bếp thông minh hiện nay rất đa dạng về chức năng, mẫu mã và chất lượng


Kết hợp tông màu và đảm bảo ánh sáng


Một trong các giải pháp cho phòng bếp nhà ống thoáng đãng hơn chính là kết hợp giữa màu sắc và ánh sáng hài hoà để tạo hiệu ứng, “đánh lừa” thị giác giúp căn phòng trông rộng hơn. Bạn nên sử dụng các gam màu nhẹ nhàng, trung tính như tông nâu, kem mang lại cảm giác ấm cúng, nhẹ nhàng và sang trọng.


Đặc biệt, phòng bếp nhà ống thường có hạn chế về việc đón nhận ánh sáng tự nhiên. Vì thế, bạn có thể thay tủ bếp phía trên bằng những cánh kính để giúp không gian thêm sáng sủa và hiện đại. Các thiết kế cửa sổ cũng nên được ưu tiên để tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên, cũng như giảm mùi cho nhà bếp. Ngoài ra, hệ thống đèn điện trong căn bếp cũng nên được chú trọng, bạn có thể sử dụng đèn trần hoặc đèn chùm đơn giản để tạo được không gian hài hoà, tràn ngập ánh sáng. 


Dù căn bếp nhà ống có những nhược điểm riêng, nhưng với các gợi ý trên đây, hy vọng bạn sẽ có được những thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống phù hợp, tinh tế và tiện nghi để tạo nên không gian bếp tuyệt vời nhất. 

Đăng Ký Thông Báo

Nhận thông tin mới nhất từ Mant

Giỏ hàng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua hàng